Lạm phát lõi là gì? so sánh với lạm phát thông thường sự khác biệt gì?

Lạm phát lõi là gì? Core Inflation?

Lạm phát lõi là gì?

Lạm phát lõi (Core Inflation) là sự thay đổi giá cả của một rổ hàng hóa, dịch vụ trừ đi lương thực và năng lượng.

Hay

Lạm phát lõi =  Lạm Phát – ( lương thực + năng lượng)

Có thể thấy lạm phát lõi đại diện cho hình ảnh chính xác nhất về xu hướng lạm phát cơ bản. Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo luwognf tác động hoặc áp lực lâu dài, ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.

Tại sao giá thực phẩm và năng lượng bị loại trừ để tính lạm phát lõi

Chi phí thực phẩm và năng lượng được loại trừ khỏi tính toàn này vì chúng  có quá nhiều biến động và thay đổi quá nhiều, thay đổi nhanh thì độ an toàn không cao và rủi ro cũng cao thường sẽ không phù hợp với bài toán lâu dài.

Hơn nữa, thực phẩm và năng lượng là những yếu tố cơ bản, vì vậy nhu cầu đối với chúng vẫn ổn định ngay cả khi giá cả tăng lên.

Ví dụ: Mặc dù chi phí xăng dầu có thể tăng cùng với giá dầu, bạn vẫn cầ phải đổ đầy bình đế lái xe của mình. tương tụ như vậy, dù giá cả lương thực có tăng thế nào, bạn vẫn phải mua.

Ngoài ra, dầu và khí đốt là hàng hóa có thể được mua và bán trên các sàn giao dịch. Lương thực cũng được trao đổi, chẳng hạn như lúa mì, gaoij và thịt lợn. Điều này dẫn tưới việc đầu cơ hàng hóa thực phẩm và năng lượng, từ đó gây ra sự biến động giá cả, dẫn đến sự biến động lớn về số lượng lạm phát.

Tóm Lại : Lạm phát lõi được coi là thước đo làm phát dài hạn của nền kinh tế, nó thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập của người tiêu dùng và chi phí của hàng hóa dịch vụ. Nghĩa là khi giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên, sức mua của người tiêu dùng giảm xuống vì giá trị thu nhập của họ nhỏ hơn mức tăng giá cảu hàng hóa và dịch vụ.

Công thức tính lạm phát lõi là gì?

Lạm phát lõi thường được tính bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE). Các sản phẩm thực phẩm và năng lượng thường dễ biến động giá, sẽ được loại bỏ khỏi tính toán.

Vào năm 2012 ý tưởng về lạm phát lõi đã được đưa ra. Nó tương tự như chỉ số lạm phát thông thường, nhưng nó khác ở chỗ: Cục dự trữ liên bang Mỹ đã lựa chọn cả chỉ số PCE thay vì chỉ số CPI.

Điều này sẽ ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá ngắn hạn.

Ở VIệt Nam có chỉ số lạm phát lõi không?

Ở Việt Nam hiện tại chưa có chỉ số lạm phát lõi.

Tuy nhiên, việc giá cả biến động lớn trong thời gian gần đây lại dấy lên nhu cầu cấp thiết của chỉ tiêu lạm phát lõi ở Việt Nam.

Theo quan điểm của IMF, WordBank thì cho đến nay lạm phát lõi là phù hợp tốt nhất cho việc xác định ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ đến lạm phát. Trên thế giới, nhiều ngân hàng trung ương các nước tính toán sử dụng lạm phát lõi là công cụ trong quản lý điều hành, đặc biệt ở các nước theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu như Mỹ, Nhật Bản, CaNaDa, Thai Lan…

 

Mục nhập này đã được đăng trong BLOG. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *