Này các bạn trẻ, các bạn có đồng ý với anh là Mọi cơ hội luôn sảy đến và diễn ra trong mỗi cuộc khủng hoảng?
Vậy nếu các bạn đồng ý như vậy thì anh em chúng ta tiếp tục bài viết này ngay thôi.
Thứ 1: Khủng hoảng là gì?
Khủng hoảng ở đây là khủng hoảng ở chính bản thân các em, cũng như nhiều người khác trong xã hội này, và nó không sảy đến với nhưng ai mà có kinh nghiệm hoặc có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho khủng hoảng. Vậy khi sảy ra khủng hoảng (hoảng loạn hay mất sự cân bằng) thì thường là rơi vào các nguyên nhân sau:
Thứ 2: Các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hay mất cân bằng
1, Bạn đang rơi vào khủng hoảng do mất việc làm, mất cân bằng về thu nhập và tài chính
2, Bạn đang rơi vào trạng thái khủng hoảng do đầu tư tài chính, như bất động sản, cổ phiếu chứng khoán, mà bạn đã mua chúng ở vùng giá cao, hoặc bất động sản của bạn đang không thanh khoản được
3, Bạn đang rơi vào lo lắng hoảng hốt, bởi vì ai đó nói với bạn rằng bđs của mày không bán được đâu, hay cổ phiếu của mày nó sẽ còn rơi giá nữa, còn lâu nó mới về lại mức giá khi mày mua, Hay mày không thể đầu tư được đâu, mày ko làm được đâu, bạn hoảng sợ vì những câu nói kiểu như vây vanh vảnh bên cạnh bạn.
4, Bạn đang bị ngộp vì các khoản đầu tư của bạn vào bất động sản hay chứng khoán cổ phiếu, trái phiếu đang có vấn đề về thanh khoản, hay các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang gặp vấn đề về trả nợ….Và nguyên nhân chính là do bạn sử dụng vốn vay quá nhiều dẫn đến tình trạng như vậy……….vv vvv
Thứ 3: Tại sao bạn lại rơi vào khủng hoảng, hoảng loạn, hay ngộp
Ngay lập tức khi bạn rơi vào hoàn cảnh như trên thì việc đầu tiên bạn cần phải làm đó chính là bình tỉnh, và tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao, và sãn sàng chuyển hóa chúng thành bài học.
Có một nhà đầu tư tên Nguyễn Văn A nọ đã từng có tiếng là mát tay trong việc đầu tư bđs, với lô đất đầu tiên anh ấy mua nó và chỉ sau 2 tháng anh ấy đã bán lại được nó cho một người khác và thu về khoản lợi nhuận 100 triệu đồng, đang trong men say chiến thắng, anh ấy tiếp tục mua thêm một lô đất mới cũng tại thị trường đó và ngay gần với mảnh đất cũ của anh. Thật không may đến bây giờ lô đất đó của anh vẫn chưa bán được, bởi vì thị trường đang rơi vào trạng thái đóng băng mất thanh khoản, với số tiền 80% là đi vay, vì là đầu tư vào bđs đất nền, nên toàn bộ số tiền là vay lãi từ bạn bè với mức giá 20% năm. Và bây giờ mỗi tháng anh ấy phải trả lãi gần 20 triệu VNĐ, vì không có dòng tiền cụ thể và không có thu nhập chính thức, anh ấy đang rất mệt mỏi vì phải gồn khoản lãi quá lớn, không có cách nào bán đất cũng chả ai mua, mà bán rẻ quá thì lỗ nhiều anh không can lòng, mà cứ giữ lại thế này thì biết đến bao giờ.
Từ câu chuyện của anh A trên các bạn trẻ có thấy hình bóng của mình trong đó hay không?
Vậy nếu như chúng ta trang bị cho mình sẵn một khả năng, hoặc chúng ta có một chuyên gia luôn trang bị cho mình sẵn sự quản trị rủi ro thì mọi việc sẽ thế nào, quản trị rủi ro ở đây là như thế nào? Thị trường luôn luôn có 2 kịch bản, một là tăng trưởng, 2 là đóng băng, vậy ta cần phải chuẩn bị thế nào cho kịch bản thị trường đóng băng,
- Luôn có sẵn phương án cho trường hợp xấu nhất đó là thị trường đóng băng
- Chia tài sản đầu tư của mình ra (không bỏ hết chứng vào một rỏ) 50% tài sản của bạn vào các hạng mục đầu tư mang tính an toàn cao, 30% đầu tư cho nhựng hạng mục có biên độ lợi nhuận thấp hơn nhưng rủi, 20% cho đầu tư mang tính sinh lợi cao và rủi ro cũng tương tự.
Tobecontinue…..