Chu kỳ của một nền kinh tế là như thế nào?

Chu kỳ kinh tế là gì?

Là sự biến động của GDP thực thế theo trình tự 4 pha lần lượt là suy thoái, phục hồi, hưng thịnh, và khủng hoảng.

Chu kỳ kinh tế là quá trình biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp lại. (bạn có thể hình dung như là Xuân hạ thu đông). Quá trình biến động này diễn ra theo trình tự bốn giai đoạn lần lượt là:

Hưng thịnh => Khủng hoảng => Suy thoái => Phúc hồi => Hưng Thịnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyển động của chu kỳ kinh tế như sự thay đổi nhanh chóng và đáng kể của giá dầu hoặc sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dụng ảnh hưởng đến chi tiêu tổng thể trong nền kinh tế vĩ mô và do đó đầu tư và lợi nhuận của các công ty.

Các pha của chu kỳ kinh tế và bạn cần phải nắm rõ bạn đang ở pha nào?

  • Suy thoái: Là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
  • Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đấy của chu kỳ kinh tế.
  • Hưng Thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng trưởng và bắt đầu lớn hơn ngay mức trước suy thoái, nền kinh tế lúc này đang ở pha Hưng Thịnh. Điểm ngoặt quả pha Hưng Thịnh sang pha Khủng hoảng thi người ta gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
  • Khủng hoảng: Là khi sức khỏe nền kinh tế có dấu hiệu phải can thiệp và điều chỉnh mạnh bằng nhiều công cụ khác  nhau có thể là do một hiện tượng thiên Nga đen nào đó, cũng có thể là do sự lạm phát không được kiểm soát dẫn đến mất cân bằng về giá cả hàng hóa trong cuộc sống, hoặc đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa lương thực. Dấu hiệu nhận biết pha này thường rất dễ nhận biết.

Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau, điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái và tìm cách ngăn chặn nó vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt của kinh tế và xã hội.

Cách nhận biết suy thoái kinh tế qua một số đặc điểm sau

  • Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư và trang thiết bị nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
  • Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
  • Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đàu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái
  • Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thuồng giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.

=> Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại

Lưu ý: trước đây một chu kỳ nền kinh tế thường được cho là bốn giai đoạn lần lượt là Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại với sự can thiếp của các công cụ chính phủ thì khủng hoảng theo nghĩa nền kinh tế trở nên tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, nhà máy đóng cửa hàng loạt ….hiếm khi sảy ra do những biện pháp can thiệp của chính phủ để giảm nhẹ hậu quả. Vì thế, có thể có một só lý thuyết mới chỉ nói về 3 chu kỳ là suy thoái phục hồi và hưng thịnh. Toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại được gọi duy nhất là suy thoái.

Thế nhưng bạn có thể thấy khủng hoảng kinh tế mới đây nhất ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, từ khủng hoảng dầu mỏ, đến khung hoảng lương thực, và đứt gãy chuỗi cung ứng vì nguyên nhân dịch bệnh Covid đã sảy đến vào đầu năm 2020 đã diễn ra như thế nào. Và theo bạn đó có được coi là cuộc khủng hoảng hay không? và nếu khủng hoảng thì bạn cho rằng khủng hoảng vì điều gì?

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Khoong có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau, và cũng chưa có công thức hay phương phpas nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biết là pha suy thoái sẽ khiến cho cả Khu vực công cộng lẫn khu vực khối tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sụt, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn…thu hẹp dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.

Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gành chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế hoạc vĩ mô không giống nhau, nên các biện phát và các công cộng chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng linh hoạt khác nhau.

  • Chủ nghĩa keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tế nới lòng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt.
  • Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế để không sảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chihs sau các cú sốc cung, chính Phủ không nên can thiệp gì cả. Nếu để tự điều chỉnh thì sẽ có thể khiến cho giá cả tăng dẫn đến lạm phát tăng.
  • Ngoại sinh và nội sinh: Trong trường hợp đầu tiên, các cú sốc là ngẫu nhiên, trong trường hợp thứ hai, các cú sốc lẫn hỗn loạn một cách xác định và gắn liền với hệ thống kinh tế
  • Lý thuyết tiền tệ: Cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặ của Chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế hoạc đoặt giải Nobel kinh tế năm 1976 Miton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái kinh tế Hoa Kỳ 1981 – 1982 khi Cục dự trữ liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát.
  • Mô hình gia tốc – số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia toocs trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP
  • Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, …. Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chihs sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.
  • Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Thomas Sargent…phát triển rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cảm, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
  • Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles Prosser

Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào rỏ ra đúng đắn ở mọi lúc mọi nơi.

Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mực độ thu hẹp cảu GDP thưc tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước có thể ngăn một cuộc suy thoái biến thành khủn hoảng. Chu kỳ kinh kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong những thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã được giảm nhẹ hậu quả, dù không hoàn toàn triệu tiêu.

Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóachính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn được một cuộc suy thoái biến thành Khủng hoảng

Dự báo chu kỳ kinh tế như thế nào?

Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển công cụ dự báo những thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu thu thập như sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng (thép…) khối lượng hàng hóa vận chuyển… rồi công thức hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta đã xây dựng những mô hình kinh tế tương tự phức tạp với hàng chục nghìn biến số cũng như những hệ phương trình phức tạp để dự báo. Đi tiên phong trong sự phát triển công cụ dự báo là những nhà kinh tế học. Nhờ đó, dự báo biến động kinh tế vĩ mô đã có độ tin cậ lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách lớn.

Làm thế nào để giảm thiểu suy thoái kinh tế

Theo quan điểm của keynues, suy thoái là do tổng cầu không đủ, vậy khi suy thoái sảy ra, chính phủ nên tăng lượng tổng cầu và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng. Điều này chính phủ có thể làm theo hai cách, thứ nhất bằng cách tăng cung tiền (chính sách tiền tệ mở rộng)và thứ hai bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ hoặc cắt giảm thuế (chính sách tài khóa mở rộng)

Ngược lại, một số nhà kinh tế, đặc biệt là nhà kinh tế Tân cổ điển Robert Lucas, cho rằng chi phí phúc lợi của các chu kỳ kinh doanh là rất nhỏ đén mức không đáng kể, và rằng Chính phủ nên tập trung và tăng trưởng dài hạn thay vì ổn định.

Ngoài ra, kể từ những năm 1960 các nhà kinh tế hoạc tân cổ điển đã đưa ra lập luận rằng kỳ vọng lạm phát phủ định đường cong Phillips về lâu dài, tức là sẽ bào mòn sức mua. Lạm phát đình trệ những năm 1970 đã hỗ trợ đáng kể cho các lý thuyết của họ trong khi chứng tỏ tình thế khó xử đối với các chính sách của Keynues, vốn dường như đòi hỏi cả chính sách mở rộng dể giảm thiểu suy thoái và các chính sách điều chỉnh để giảm lạm phát.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top