#Blog1 Tài chính cá nhân: Quản lý tài chính bằng Zero-Based Budget (ZBB)

Quản lý tài chính bằng “Zero-Based Budget”

“Hãy cho tôi biết khi dự trù budget, tiền bạn kiếm được hàng tháng (income) trừ đi khoản bạn tiêu hàng tháng (expense) là phải bằng bao nhiêu?” Ông ấy nhìn những người ngồi hàng ghế đầu dò hỏi.

Đây là trích đoạn kể từ Chi Nguyễn trên blog của bạn ấy. Và nó cũng là chủ đề tài chính mà tôi đang muốn tìm hiểu và nghiên cứu xâu hơn để áp dụng cho mình, để trải nghiệm nó một thời gian và chia sẻ nó lại tới anh chị em.

Hôm nay là một buổi sáng tháng 7, thời tiết Sài gòn đang vào mùa mưa thế nên thời tiết mát mẻ hơn bình thường.

Và tôi quyết định mình sẽ viết và nghiên cứu về chủ đề Quản lý tài chính cá nhân (Hold money).

Với chủ đề này sau khi lục tìm trong trí nhớ của mình tôi tìm đến bạn Chi Nguyễn, với công cụ tìm kiếm tôi tìm tới bài viết trong chuỗi chia sẻ về chủ đề tài chính của Chi và quyết định mình sẽ học hỏi từ Chi Nguyễn cũng như tư những cuốn sách giá trị mà Chi Nguyễn chia sẻ. Trong đó tôi thấy được bài viết có những dòng chữ đầu tiên. như mở bài của bài viết này…

Cùng suy nghĩ một chút nhé….là bao nhiêu “Hãy cho tôi biết khi dự trù budget, tiền bạn kiếm được hàng tháng (income) trừ đi khoản bạn tiêu hàng tháng (expense) là phải bằng bao nhiêu?” 

Có lẽ đại đa số trong chúng ta đều đang do dự cho câu trả lời này, tất nhiên một số ít thì có kết quả chính xác cho câu hỏi này, vì các bạn đã trải qua hoặc các bạn đang là những người quản lý ngân sách chi tiêu và vận hành nó một cách trơn tru…

Các bạn thế nào số đông còn lại ….Còn với tôi, nhiều năm nay kế hoạch chi tiêu của tôi vẫ là như vậy, hoạch toán toàn bộ những khoản cố định và không cố định, sau đó đều đặn gửi vào quy giá đình do vợ tôi nắm giữ để cô ấy chi tiêu… Và đó là cách mà tôi và vợ tôi quản lý tài chính. Thế nhưng bằng những sự bất ổn của nó, tôi đang cố gắng nâng cấp hệ thống quản lý tài chính cá nhân của mình lên, với mong muốn rằng hệ thông của mình càng bình an thì sẽ tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng về tai chính của mình.

Thôi không để mất nhiều thời gian của mọi người. Tôi tiến tới tìm kiếm những gì về diễn giả kia và quyển sách nào đó liên quan để đào xâu và phân tích cụ thể, rồi chắt lọc lại thành một hệ thống phù hợp nhất đối với tôi…

Là bao nhiêu……..??????

Bạn tin không “bằng 0” zero . kết quả này có khiến bạn tò mò hay không? còn tôi thì rất tò mò…Tiếp tục nào.

Để trả lời rõ ràng cho sự tò mò này tôi tìm đến quyển sách The Total money Makeover cảu Dave Ramsey. Bởi vì trong chia sẻ của Chi Nguyễn bạn ấy cùng tìm đến quyển sách này để hiểu rõ hơn thế nào là zero-based budget.

Tiền kiếm được – tiền chi tiêu = 0

Sau khi tìm hiểu về quyển sách tôi đã phần nào hiểu được nội dung mà quyển sách muốn truyền tải đến, bất ngờ và khiến tôi tò mò nhất ở đây là con số 0. Và sau khi nghiền ngẫm lại tại sao lại là 0? ý nghĩa của nó là gì?

Ý nghĩa của con số không để tác giả muốn mọi người hãy tối ưu việc khiến cho đồng tiền của mình di chuyển đến những nơi cần thiết để nó có thể làm những công việc của nó và tôi ưu điều đó.

Về cơ bản nội dung của zero – based budget gồm những khoản lớn sau:

1. Tiền kiếm được (income)

Tiền kiếm được là dự trù tất cả những khaonr tiền đi vào trong nhà bạn, như tiền lương của vợ, tiền lương của chồng, tiền làm thêm….

Nếu bạn đã kết hôn, tôi khuyên nên thuyết phục vợ chồng mình tham gia vào budget, cởi mở về tình hình tài chính để hợp nhất các khoản tiền kiếm được và tiền tiêu cảu vợ chồng làm một.

Là một người thích tự lập. trước đây tôi từng khăng khăng để các khoản chi tiêu cá nhân riêng lẽ. Và bàn giao toàn bộ quá trình này lại cho vợ tôi, sau khi đọc nhiều tài liệu và tham khảo tôi nhận ra rằng đây là cách sai lầm. Nếu hợp nhất được chi tiêu, cả hai vợ chồng sẽ đồng lòng, thấu hiểu và cùng hướng đến mục tiêu tự chủ tài chính tốt hơn.

2. Tiền tiêu (Expense)

Tiền tiêu là khoản dự trù tất cả những khoản tiền sẽ ra khỏi nhà bạn trong tháng.

Tiền tiết kiệm cũng được tính ở đây như một khoản chi lâu dài cho tương lai. Như đã viết, những khoản nhỏ nên để vào các mục lớn.

Như vậy khản tiển tiêu này có thể bao gồm:

  • Savings: Tiền tiết kiệm (nhất thiết phải chi trước, sau này có đủ tiết kiệm từ 6 đến 12 tháng rồi có thể chuyển sang thành đầu tư)
  • Tiền cố định: Như tiền nhà, tiền sinh hoạt gia đình, tiền con cái ăn học (bắt buộc phải chi)
  • Và các khoản không cố định:

Giving: Tiền tặng, biếu, làm từ thiện, cưới, hỏi, ma chay.

Transportation: Chi phí đi lại,xăng xe, phí gửi xe, vé xe, phí bảo hành xe….

Lifestyle: Chi phí cuộc sống khác, quần áo, tiền học, thuê người giúp việc, chăm sóc thú nuôi…

Insurace & Tax: Chi phí bảo hiểm và thuế: Bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe cộ, thuế thu nhập…

Debt: Các khoản nợ phải trả hàng tháng như tiền nợ lãi tiền nợ gốc. Trong thời gian nợ, tất cả các khoản tiết kiệm, Trừ khoản (Tiền dự trù 6 tháng) Còn lại nên đổ vào đây để tập trung trả nợ. Cố gắng đừng để nợ thêm. Trả nợ nhanh nhất có thể.

 

3. Còn lại = 0

Sau khi ra được con số 0 thì có nghĩa là bảng cân đối chi tiêu tài chính cá nhân của bạn đã hoàn thành.

Và như một vòng lặp chúng ta lại bắt đầu lại.

ĐÁNH GIÁ:

Tôi đánh giá cao ở cách quản lý này bởi vì nó xuất hiện con số 0. Với tôi nó ý nghĩa như là một sự hoàn thành và một sự bắt đầu cho một chu kỳ, hay một tháng thu hoạch mới.

Còn lại bạn có thể thấy rằng những cách quản lý phía trên rất quen thuộc và bạn cũng đang làm tương tự như vậy…

Một lần nữa tôi xin cảm ơn bạn vì đã đọc đến cuối cùng của bài viết

Và tôi rất vui mừng vì điều này!!! vì tôi đang có thêm một người bạn cùng chung trí hướng..Cùng quan tâm đến quản lý tài chính giống mình

Vì sự thành công của bạn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top