Thế nào là hiệu ứng “Bank Run” và khủng hoảng kinh tế

“BANK RUN” là gì?

Là hiện tượng khi một số lượng rất lớn khách hàng của một ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng cùng một lúc rút toàn bộ hoặc một phần tiền gửi của mình khỏi ngân hàng, đặc biệt là trong những trường hợp có tin đồn về khả năng ngân hàng sẽ phá sản. Khi đó các ngân hàng thường không thể đáp ứng được yêu cầu rút tiền của khách hàng, dẫn đến tình trạng mất cân bằng tài chính và có thể phá sản

Tại sao khi sảy ra “Bank Run” các ngân hàng thường sẽ phải vay tiền từ ngân hàng khác hoặc từ Ngân hàng Trung Ương

Mục đích chính là để đáp ứng đợc nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tuy nhiên, nếu quá nhiều ngân hàng cùng đòi vay tiền từ ngân hàng TW cũng có thể không đủ khả năng cung cấp đủ tiền. Điều này dẫn đến tình trạng mất niềm tin của khách hàng vào hệ thống tài chính, khiến cho nền kinh tế suy thoái và có thể dẫn đến suy thoái toàn cầu.

Ngoài ra “Bank run” còn có thể lan rộng sang các ngân hàng khác và các ngành công nghiệp khác, gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong suốt thời gian dài. Điều này là do các ngân hàng và các ngành nông nghiệp khác thường phụ thuộc vào các nguồn vốn khác nhau để hoạt động, và nếu một ngân hàng hay một ngành công nghiệp nào đó phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính và kinh tế.

Trong lịch sử, đã có nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng “Bank Run” gây ra những tác động và vết thẹo vô cùng lớn đến nền kinh tế thế giới.

Những trường hợp “BANK RUN” nào nổi bật đã từng xảy ra trên thế giới?

[1] Đại khủng hoảng 1929 tại Hoa Kỳ: Đây là một trong những trường hợp Bank Run lớn nhất lịch sử, khi hàng ngang ngân hàng ở Hoa Kỳ bị đống của hoặc phá sản. Nguyên nhân chính là do đại khủng hoảng thế giới và sự suy giảm đáng kể của nền kinh tế Mỹ khiến người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng và đồng loạt rút tiền gửi. Hiện tượng Bank Run này đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đế sự suy giảm của nền kinh tế thế giới và làm gia tăng thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Hậu quả của cuộc đại khủng hoảng 1929 – 1931 như thế nào?   xem thêm

Cuộc đại khủng hoàng

Ngân hàng đóng cửa

Thị trường tài chính sụp đổ

Đây là cuộc khủng hoảng không dấu hiệu báo trước

Bối cảnh khi ấy như thế nào?

  • Kinh tế tăng trưởng
  • Ngân hàng thịnh vượng

[2] Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Hiện tượng bank run đã xảy ra nhiều ở ngân hàng Chây á, khi nhiều người dân lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế khu vực này. Sự suy giảm của nền kinh tế và giá trị đồng tiền trong khu vực này đã khiến nhiều người dân và doanh nghiệp rút tiền khỏi các ngân hàng, gây ra hiện tượng Bank Run và làm gia tăng thêm khủng hoảng tài chính Châu Á. xem chi tiết

[3] Khủng hoảng tài chính 2008: Đây là một trong những trường hợp Bank Run nổi tiếng nhất trong lịch  sử, khi nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ như Lehman Brothers, Bear Stearns và Merill Lynch phá sản hoặc phải được cứu trợ. Nguyên nhân chính của hiện tượng Bank Run này là do các ngân hàng đã cho vay quá nhiều tiền cho các khoản vay rủi ro cao như bất động sản, dẫn đến sự mất niềm tin của khách hàng và động loạt rút tiền gửi. Hiện tượng bank run đã gây ra những tác động to lớn đến nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng. xem chi tiết

Khi xảy ra hiện tượng bank run, những hệ quả tiêu cực có thể xảy ra như sau:

1, Phá sản ngân hàng: Nếu số tiền rút ra quá lớn và đồng thời, ngân hàng có thể không đủ tài trợ để đáp ứng nhu cầu tiền mặt và phải tuyên bố phá sản. Điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và làm rơi vào thời kỳ khủng hoảng.

2. Mất niềm tin nghiêm trọng và hệ thống ngân hàng: Bank run có thể gây ra sự mất niềm tin của khách hàng vào hệ thông ngân hàng. Khi người dân không còn tin tưởng vào ngân hàng, họ sẽ rút tiền gửi và giữ tiền mặt, dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế.

3. Suy giảm tín dụng: Bank run có thể dẫn đến sự suy giảm của tín dụng, dẫn đến sự suy giảm của hoạt động kinh doanh.

4. Suy thoái kinh tế: Khi bank run xảy ra đồng loạt, nó có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, làm mất đi hàng nghìn việc làm và khiến mức sống của người dân suy giảm.

5, Chính sách can thiệp của chính phủ: Khi xảy ra Bank Run, Chính phủ thường phải can thiệp để giải quyết tình hình, đưa ra các chính sách khẩn cấp như cứu trợ ngân hàng hoặc tăng cường giám sát để ổn định tình hình tài chính.

Vì vậy Bank run là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với nền kinh tế. Thế giới đã trải qua nhiều lần Bank Run vậy nên hy vọng lần này các NHTW sẽ đủ kinh nghiệm để dập tắt hiện tượng này khi nó có dấu hiệu quay trở lại để ổn định lại hế thống tài chính hiện đang quá yếu ớt.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *