Muốn đầu tư giỏi như Warrent Buffet cần nắm rõ 4 góc đô phận tích này! Đặc biệt là góc độ thứ 4

Phân tích Cơ bản

Khái niệm  phân tích cơ bản là gì? 

Phân tích cơ bản (Fundamaental Analysis FA) là phương pháp đo lường giá trị nội tại của cổ phiếu dựa trên các yếu tố kinh tế và tài chính của cổ phiếu đó.

Với phương pháp phân tích cơ bản, nhà đầu tư cần phải xem xét rất nhiều những yếu tố có ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu, từ những yếu tố vi mô lẫn yếu tố vĩ mô như tình hình kinh tế chung, tình hình ngành, kinh tế trong nước và kinh tế thế giới các quyết định chính sách của nhà nước hay hiệu quả hoạt đọng của chính công ty.

Đôi tượng nghiên cứu: Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như trạng thái của nền kinh tế, triển vọng của ngành cho tới các yếu tô vi mô như dodoioj ngũ ban lãnh đạo

Phân tích cơ bản Giúp ích gì cho nhà đầu tư? Để tìm ra một mức định giá đúng cho cổ phiếu để nhầ đầu tư có thể đánh giá xem liệu chứng khoán đó đang được định giá thấp, cao hay là phù hợp từ đó có thể ra quyết định đầu tư.

Nguyên lý hoạt động của phân tích cơ bản như thế nào?

Các nhà phân tích cơ bản dựa trên giả định, không phải lúc nào thị trường cũng phản ánh đứng giá trị của cổ phiếu, giá trị nội tại của cổ phiếu giá trị được tạo ra bởi chính hoạt động của các doanh nghiệp, là cơ sở quyết định cổ phiếu của doanh nghiệp.

Phân tích cơ bản thường được thực hiện từ gốc độ vĩ mô đến vi mô để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Phân tích cơ bản dùng các dữ liệu công khai kết hợp với các giả định của nhà phân tích để tọa ra một mô hình giá để tìm ra giá trị hợp lý của cổ phiếu.

Dựa vào kết quả định giá thu được của các nhà phân tích có thể đưa ra các khuyến nghị của mình về cổ phiếu: Mua bán hoặc nắm giữ

Cách tiếp cận của phân tích cơ bản.

Phân tích cơ bản tiếp cận doanh nghiệp từ các yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp, các yếu tố đó có thể được chia thành hai nhóm, định lượng và định tính

Định lượng: Các chỉ tiêu có thể đo lường hoặc được thể hiện bằng số: báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng quát về chất lượng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Thường các nhà đầu tư sẽ nhìn vào bảng cân đối kế toán để bêít được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đang thực sự tốt hay không?
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Đo mức độ hiệu qảu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, nó phản ánh các thông tin về doanh thu, chi phí, lọi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ đó.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cho biết các dòng tiền vào ra của doanh nghiệp. Các hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp có thực tạo ra dòng tiền hay không
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần thu được sau khi trừ đi các chi phí kinh doanh. Lợi nhuận thu được cacngf lớn chứng tỏ công ty kinh doanh càng tốt và có triển vọng trong tương lại.

Định tính: Các đặc điểm hoặc tính chất của doanh nghiệp: Chất lượng quản trị thương hiệu.

  • Mô hình kinh doanh: Các nhà đầu tư cần phải biết chính xác tình hình cũng như cách thức hoạt động kinh doanh của công ty thế nào. Doanh thu có đang ổn định và phát triển hay không? Mục tiêu kinh doanh của công ty như thế nào tỏng tương lai và định hướng phát triển trong dài hạn.
  • Lợi thế cạnh tranh: Điểm khác biệt giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc nắm giữu được lợi thế cạnh tranh trong ngành là điều vô cùng quan trọng. Những doanh nghiệp đầu ngành sẽ có lợi thế cạnh tranh trong ngành là điều vô cùng quan trọng. Những doanh nghiệp đầu ngành sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.
  • Đội ngũ ban lãnh đạo: Đội ngũ lãnh đạo công ty là yếu tố phân tích cơ bản quan trọng nhất khi đầu tư. Đội ngũ lãnh đạo là những người đang điều hành doanh nghiệp, do vậy khả năng của ban lãnh đạo là moojot trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp. Đội ngũ lãnh đạo là điều quyết định mức độ rủi ro và thành công của các nhà đầu tư, những nhà lãnh đạo giỏi, có tâm thì sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu tốt vốn của mình.
  • Quản trị doanh nghiệp: Quản trị doanh nghiệp cũng luôn là yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nó cho biết các chính sách của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các bên liên quan.
  • Đạo đức kinh doanh:  Những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đội ngũ quản lý dính tới những hành vi lừa đỏa, thao túng thị trường, hối lộ…thì các nhà đầu tư cần phải xem xét thật kỹ khi đầu tư.
  • Chính sách công ty và các mối quan hệ: Mối quan hệ sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và có cơ hội trong hoạt động kinh doanh. Ngoài những yếu tố chính trên, các nhà đầu tư cần phải dựa trên các cơ sở như khách hàng, thị phần, các yếu tố về tăng trưởng toàn ngành…

Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản như thế nào?

PTCN mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư:

Ưu điểm:

  • Phương pháp này phù hợp cho việc dự đoán giá của cổ phiếu và đưa ra các quyết định đầu tư trong dài hạn.
  • Giúp nhà đầu tư có thể hiểu được bản chất của công ty, phân loại được các công ty tốt để đầu tư.

Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian và công sức do phải tiếp cận và xử lý một khối lượng thông tin lớn.
  • Mức  độ chính xác bị hạn chế bởi phụ thuộc vào tính chính xác của báo cáo tài chính được cung cấp.
  • Dựa trên các giả định chủ quan của người phân tích.
  • Bỏ qua các yếu tố về cung cầu cũng như tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.

Tóm cái váy lại: Phân tích cơ bản là một công cụ hữu ích, giúp nhà đầu tư hiểu được bản chất của doanh nghiệp, đánh giá được tiềm năng của nó và đưa ra một mức giá hợp lý của doanh nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế phân tích cơ bản vẫn có hạn và không phải lúc nào cũng phát huy hiệu quả. Một cổ phiếu bị thị trường đánh giá thấp không đmả bảo sẽ sớm trở về với giá trị nội tại của nó và thêm vào đố phân tích cơ bản mang tính chất chủ quan của người đánh giá. Do vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất nhà đầu tư nên kết hợp giữa các phương pháp đánh giá doanh nghiệp

 

 

 

 

Phân tích vĩ mô

Để nhân tích sức khỏe của quốc gia có nhiều phương pháp, thế nhưng tựu chung lại các phương pháp cũng đều giống nhau, và chúng ta cùng tìm hiểu về một quốc gia qua phương pháp PEST bao gồm.

  • Các yếu tố chính trị luật pháp (Piliticial Factors)
  • Các yếu tố kinh tế (Economics Factors)
  • Các yếu tố văn hóa xã hội ( Social Factors)
  • Các yêu tố công nghệ (Technological)

Đây là 4 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu tác động mà nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động đó sẽ đưa ra những chính sách hoạt động kinh doanh phù hợp với mình nhất.

1,Các yếu tố thể chế, pháp luật (Political Factors)

  • Sự bình ổn: Phân tích sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh. Ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ.
  • Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập…sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá…
  • Chính sách : các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chúng có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Có thể kể đến các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.

2,Các yếu tố kinh tế  (Economics Factors)

Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên các phân tích về các yếu tố kinh tế sau để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

  • Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ,  trong mỗi giai đoạn nhất định chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp  sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
  • Các yếu tố tác động đến nền kinh tế : Ví dụ như lãi suất lạm phát…
  • Các chính sách kinh tế của CHính phủ: Ví dụ luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách  ưu đãi cho cách ngành, giảm thuế trợ cấp.
  • Triển vọng kinh tế trong tương lai: Ví dụ tốc độ tăng trường, mức giá GDP tủ suất GDP trên vốn đầu tư.

Câu truyện vào những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh Quốc đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí lao động, tăng gấp đôi chi phí quản cáo kích thích tiêu dụng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã gây tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập lại bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.

3, Các yếu tố văn hóa xã hội (Social Factors)

  • Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống,
  • Tỷ lệ dân số trẻ và già
  • Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
  • Lỗi sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống,
  • Điều kiện sống.

4, các yếu tố công nghệ (Technologial Factors)

Câu truyện ở thập niên 60 – 70 của Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục với bước nhảy vọt về kinh tế, trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay Nhật vẫn là nước có tỷ lệ đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới.  Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và Chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các yêu công nghệ mới, vật liệu mới… sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.

Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: Nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 1 2 năm. Một bộ máy tính hay chiếc điện thoại thông minh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mền ứng dụng.

==> Chính vì vậy ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đế hoạt động kinh doanh, giảm chi phí liên lạc và tăng tỷ lệ làm việc từ xa.

 

Phân tích vi mô

– Là phân tích ngành

– Phân tích công ty

Phân tích Kỹ Thuật là gì? Tại sao mọi điều diễn ra trên thị trường đều đúng

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là phương pháp phân tích thường được dùng trong thị trường tài chính và chứng khoán, trong đó nhà phân tích sẽ dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng giá của cố phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa nào đó để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.

Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng vào phân tích thị trường chứng khoán, chỉ số hàng háo, hay bất kỳ mặt hàng nào có thể giao dịch được và chịu sự ảnh hưởng từ áp lực cung cầu.

Phương pháp phân tích kỹ thuật được sáng tạo bởi Charles Dow vào những năm 1800, được nêu trong Lý thuyết Dow

Các nhà phân tích theo trường phái này cho rằng những hoạt động giao dịch diễn ra trong quá khứ và sự biến động giá trong hiện tại có thể giúp họ dự đoán về xu hướng giá cả của chứng khoán hoặc hàng hóa trong tương lai.

Ứng dụng PTKT vào thị trường CK, nhà đầu tư sẽ sử dụng biểu đồ và các chỉ số để xem xét các biến động cung và cầu của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá và khối lượng giao dịch, từ đó quyết định thời điểm hiện tại nên mua vào, nắm giữ hay bán ra. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ sử dụng để nhận định các tín hiệu giao dịch trong ngắn hạn.

Các công cụ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán gồm có:

  • Các mô hình giá (mô hình tam giác tăng, tam giác giảm, mô hình tam giác cân)
  • Chỉ báo kỹ thuật ( xu hướng giá, chỉ báo khối lượng, chỉ báo giao động, đường trung bình động, chuyển động trung bình hội tụ/ phân kỳ)

Đặc điểm của Phân tích kỹ thuật trong chứng khoán như thế nào?

Thay vì tập trung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của cổ phiếu thì các nhà đầu tư chứng khoán thướng áp dụng phân tích kỹ thuật để nghiên cứu xu hướng giá cổ phiếu dựa vào khối lượng giao dịch.

Mục tiêu hướng đễ của phân tích kỹ thuật là xác định điểm mua vào bán ta của cổ phiếu.

PTKT thường chỉ áp dụng để nhận định xu hướng trong thời gian ngắn, nếu muốn nhận định một mã cổ phiếu nào đó có phù hợp ddeere đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư cần áp dụng theo phân tích cơ bản.

Trong đầu tư ngắn hạn, phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào các chỉ số kỹ thuật như đường trung bình động, MACD, RSI và hành động giá để dự đoán thị trường.

Sử dụng biểu đồ PTKT để nắm bắt được diễn biến và biến động của thị trường, cả trong quá khứ và thông qua đó để dự báo cho tương lai.

Áp dụng cho nhiều khoảng thời gian (đa khung thời gian): Không chỉ phục vụ cho việc ra quết định mua bán lướt sóng cổ phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào phân tích kỹ thuật và đầu tư trung hạn hoặc dài hạn, dựa vào các nhịp lên xuống của thị trường để mua vào và thoát hàng, sử dụng các nhịp sóng tăng giảm nhịp nhàng giúp nhà đầu tư có lợi nhuận dài hạn tốt.

Technical Analysis với các chỉ báo và mô hình: Sử dụng mẫu hình gồm các đường xu hướng, kết hợp sóng Eliott kết hợp với Fibonacci để dự đoán diễn biến và giểm giá đảo chiều. Một số mô hình đảo chiều, tiếp diễn kinh điển có thể kể đến là mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, cốc tay cầm, tam giác, vai đầu vai, cờ đuôi nheo, hình cái nêm…

Việc nhận điện mô hình này sẽ giúp nhà đầu tư áp dụng vào phân tích kỹ thuật hiệu quả cao.

Ở mức độ cao cấp hơn, technical Analysis có thể đoán được thời gian của giá. Một công cụ phân tích kỹ thuật có thể có tới 200 chỉ báo, tuy nhiên chỉ cố một vài chỉ báo phổ biến, thường được nhiều nhà phân tích và đầu tư sử dụng như: MA, MACD, CCI, RSI…

Tại sao PTKT mang lại ích lợi cho nhà đầu tư trong việc giao dịch tốt hơn.

Technicial Analysis là công cụ hỗ trợ nhà đâu tư với 3 chức năng đó là báo động, xác thực và dự đoán. Thay vì đặt lệnh giao dịch theo cảm tính, nhà đầu tư có thể phân tích và tìm ra các điểm hợp lý, bất hợp lý từ đó suy đoán được giá cả cũng như thời gian thích hợp thực hiện việc mua bán. Thời gian luôn là nhân tố vô cùng quan tọng trong giao dịch chứng khoán. Vậy bâu giờ chúng ta cùng đào bới xâu hơn về PTKT qua các công cụ.

  • Công cụ báo động:  PKT là cơ sở cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thiết lập lên các ngưỡng an toàn mới, hay mức giá thực sự thay đổi vì dao động quanh mức giá cũ. Có thể nói việc Technicial Analysis giúp cảnh báo trước những rui ro sắp xảy ra. Càng nhận ra dấu hiệu thay đổi mức giá sớm thì nhà đầu tư càng có cơ hội đưa ra quyết định giao dịch kịp thời.
  • Công cụ xác thực: Việc phối hợp các phương thức PTKT khác nhau hoặc với phân tích cơ bản sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá về xu thế của giá cổ phiếu và đưa ra quyết định mua hoặc bán vào thời điểm chính xác.
  • Công cụ dự đoán: Kết luật có được từ phương pháp PTKT có thể dự đoán giá của cổ phiếu tỏng tương lai đối chuẩn. Thế nhưng không phải mọi tín hiệu hay mọi mô hình kỹ thuật nào cũng có thể đưa ra kết luật đúng tuyệt đối. Đôi khi nhà đầu tư có thể nhầm lẫn khi nhìn vào các chỉ số gây ra sai lầm trong nhận định tín hiệu thị trường. Hơn nữa, những nhà đầu tư khác nhau, khi phân tích cùng một đồ thị giá và chỉ số nhưng vẫn có thể cho ra những dự đoán khác nhau. Theo lời khuyên từ các chuyên gia PTKT chứng khoán, nhà đầu tưu không nên chỉ tập trung vào một phương pháp, cần phải kết hợp nhiều trường phái với nhau để nhìn được đầy đủ, bao quát những khía cạnh tiềm năng của chứng khoán, như vậy mới có thể lập ra kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất..
  • Ưu điểm của PTKT: có thể dự đoán sớm xu hướng gái chứng khoán trong tương lai. Mang lại kết quả nhanh chóng mà không càn quá nhiều kiến thức chuyên sâu, nhà đầu tư mới cũng có thể làm quen và học theo phương pháp này. Tỷ lệ chính xác khá cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được điểm vào lệnh, cắt lỗ chốt lời…Với đa dạng các chỉ báo, nhà đầu tư có thể chọn công cụ phù hợp với phong cách đầu tư và mục tiêu của mình.
  • Mặt hạn chế: Không phải lúc nào cũng cho ra tín hiệu chính xác mà chỉ có tính tương dối. Cần kết hợp nhiều công cụ để đưa ra dự đoán chuẩn hơn.

Các phương pháp Phân tích kỹ thuật trong thị trường.

Trong nghiên cứu thị trường chứng khoán, có 2 trường phái, 2 phương pháp phân tích lớn là PTKT và phân tích cơ bản, cả 2 phương pháp này được sử dụng phổ biến.

Việc phân tích cơ bản nhằm xác định giá trị nội tại (giá trị thực sự) của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư, nhà phân tích cần kiếm tra các nhân tố cơ bản có tác động hoặc làm thay đổi giá cổ phiếu dựa trên những thông tin như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các phân tích về ngành, trạng thái kinh tế vĩ mô và vi mô để ra quyết định đầu tư.

PTKT là các hoạt động phân tích thị trường cổ phiếu, hỗ trợ cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư chứng khoán sẽ dựa vào các chỉ ố kỹ thuật để PT các biến động cung cầu của một cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị nên mua vào, bán ra hay giữ lại.

Quan điểm của những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cho rằng có những mẫu hình trong quá khứ có xu hướng lặp lại vì vậy có thể áp dụng mẫu hình để dự đoná giá cổ phiếu trong tương lai.

Trong PTKT có thể chia theo nhiều cách sau đây:

Sự khác nhau giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Hãy thử tưởng tượng thế này.

Nếu trong một cuộc chạy marathon 21km, Và điểm xuất phát của bạn là điểm A và đích đến là điểm B.

Vậy quá trình bạn chạy từ A đến B được quyết định bởi Giá trị nội tại bên trong vận động viên, anh vận động viên đó xuất phát với sức khỏe anh ta ra sao? bối cảnh của đó thế nào, vị thế của anh ta ra sao…anh ta có phải là người thường xuyên trong top đầu…..

Trên thị tường cũng vậy, việc phân tích cơ bản để xác định giá trị nội tại của một doanh nghiệp… dựa trên những giữ liệu cụ thể như báo cáo tài chính, các sự kiện, tin tức…..

Còn PKT như và việc xác định và ghi lại được quá trình mà bạn từ vạch xuất phát và chạy đến vạch đich… Xuyên xuốt quá trình tới đích, có những lúc sức khỏe của bạn, ý trí của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhưng đồng đội, bối cảnh, và dinh dưỡng của bạn ra sao…Và còn ghi lại các giữ liệu và quá trình trong quá khứ của VDV đó….

PTKT trong thị trường tài chính cũng như việc ghi lại toàn bộ quá trình mà công ty đó hoạt động ra sao? sự biến động về giá cả từ trong quá khứ, bạn có thể nhìn vào đó để dự đoán cho tương lai, của doanh nghiệp hay của cổ phiếu đó.

Thê nhưng…..

Cả hai phương pháp đều có thế mạnh và mặt hạn chế riêng. Vì vậy không thể xác định được phương pháp nào tốt hơn trong đầu tư chứng khoán. Việc lựa chọn phương pháp phân tích thị trường nào phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lược kiến thức, khả năng của nhà đầu tư.

Cần phải coi PKTK, là phương pháp nền tẳng, và không có xung đột với PTKT. Cách phân tích kỹ thuật được kết hợp nhằm khắc phục một số nhược điểm của PTCB

Việc sử dụng đồng thời và kết hợp cả hai phương pháp có thể khắc phụ nhược điểm của nhau và bổ trợ lẫn nhau. Nhà đầu tư cần kết hợp cả hai phương pháp trên để có thể hình thành một chiến lược đầu tư với các đánh giá đa chiều hơn. PTCB giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác còn PTKT giúp nhận định điểm mua bán hợp lý…

Vậy có một hệ thống đầu tư nào hiệu quả, đơn giản… mà giúp cho nhà giao dịch bảo toàn vốn của mình tố, An toàn… Hệ thông giao dịch TIPT.

Hệ thống TIPT là gì?

Hệ thống giao dịch TIPT là (Trend confirm Increases Preserve Take Profit) đây là một hệ thống đơn giản được Tiến Dũng và đội ngũ của mình nghiên cứu trải nghiệm và xây dựng để phục vụ sự thành công của nhà giao dịch.

Đảm bảo các yếu tố:

  • Ai cũng dễ dàng có thể sử dụng vì nó rất đơn giản
  • Tối ưu hóa lợi nhuận và thua lỗ
  • Tăng hiệu suất giao dịch
  • Tăng tỷ lệ R:R (Rick Reward)

Vậy hệ thống TIPT này giao dịch thế nào?

1, Xu hướng và xác nhận xu hướng (T :Trend confim)

Việc xác định được rõ xu hướng của thị trường là điều vô cùng quan trọng để nhà giao dịch tiến hành ra quyết định SELL hay BUY, có nhiều cách để xác định xu hướng khác nhau, và chúng ta có thể sử dụng Lý thuyết Dow để hiện thực hóa việc này.

Sau khi bạn xác nhận được thị trường mà bạn quan tâm đang trong xu thế tăng , hay giảm, bạn có thể tiền hành vào lệnh để lấy vị thế…Với mức thua lỗ cho phép từ 1 – 5% để đảm bảo bạn luôn có tâm lý giao dịch ổn định nhất.

Và tôi thường để là 1%, và bạn cũng có thể để nó ở 1% giống như tôi hay bạn có thể tăng tỷ lệ Cutloss cao hơn chút thế nhưng đừng quá 5% nha.

Xác nhận xu hướng là việc vô cùng quan trọng, bời vì thị trưởng đã khẳng định lại một lần nữa là vị thế của bạn đã đúng hơn, và khi này bạn có thể dễ dàng hơn cho việc gia tăng vị thế của mình lên.

2, Gia tăng (I: Increase)

Bước gia tăng này là bước vô cùng quan trọng với hệ thông TIPT, bởi vì nó giúp cho khối lượng giao dịch của bạn gia tăng và cũng giống như một chiếc xe thể thao bước vào giai đoạn tăng tốc, để về đích.

Vậy gia tăng tỷ lệ thế nào? bạn hoàn toàn có thể mua gia tăng với tỷ lệ 100% so với vị thế hoặc 150% so với vị thế của mình.

Nếu như ở bước 1 bạn đã vào lệnh của mình là : (1 Lot Vàng XAUUSD) thì ở bước gia tăng bạn có thể gia tăng thêm 1 lot hoặc 1,5 lot.

3,  Bảo toàn (P: Preserve)

Đây là bước quyết định bạn chiến thắng bao nhiêu.

Bởi vì sau khi thị trường xác nhận gia tăng tỷ lệ đúng của bạn khi này có thể thấy là khá cao 60% -65%…

Nhưng không có nghĩa là hoàn toàn đúng.

Vậy nếu như bạn không đúng thì tức là thị trường sẽ báo hiệu cho bạn ngay rằng tỷ lệ thành công của bạn đã thay đổi về mức ngược lại là 35% – 40%.

Điều này khiến cho bạn cần phải ra quyết định ngay lập tức là giữ lại hay chốt lời.

Thường các nhà đầu tư do bị tâm lý hy vọng chi phối, nên hành động sẽ là giữ lại vì tiếc rằng mình mất ăn…

Vậy bảo toàn thế nào?? 

Ví dụ: một giao dịch vàng xauusd

Mục tiêu giao dịch là 40 pips (target)

Cắt lỗ của bạn là: 20 pips

Điểm vào lệnh ban đầu của bạn là : 2000 

MỤC TIÊU : 2004

CUTLOSS : 1998

GIA TĂNG: 2002

BẢO TOÀN:  2000-2001.

CHỐT LỜI VẪN LÀ:  2003- 2004

Sau khi bạn đã đúng ở lần đầu vì bạn đã xác nhận thành công xu hướng của mình. Nếu xác nhận sai thì bạn cutloss ở 1998 (tìm cơ hội mới). Có 40% tỷ lệ bạn không đúng.

Nếu như bạn đúng: Giá chạy được 20pips bạn có thể mua gia tăng thêm 100% số LOT bạn đã vào lấy vị thế ban đầu.

Và ngay lập tức bạn dời điểm chốt lời về vùng an toàn để bảo toàn. Bởi vì nếu bạn SAI thì xu hướng đó bị phá vỡ. Và nhiều khả năng giao dịch đó của bạn không thành công.

4, Chốt lời (T: Take Profit)

Chốt lời như thế nào là phù hợp.

Với hệ thống TIPT tỷ lệ chốt lời là 2:1

Có nghĩa là nếu bạn thua bạn thua một đồng và nếu bạn thắng bạn thắng 2 đồng.

Và  bạn cũng có thể chốt khi mà có dấu hiệu đảo chiều xu hướng.

Vì sự thành công của bạn!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top